TIN TỨC Y TẾ

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống lao 24/3: “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030”
[ Cập nhật vào ngày (25/03/2019) ]

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3/2019, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình chống lao Quốc gia đã có Kế hoạch số 255/ BVPTW- DAPCLQG về việc hướng dẫn tổ chức Chiến dịch truyền thông nhân ngày Thế giới phòng chống lao với chủ đề: “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030”.


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn ngày 24/3 hàng năm là ngày Thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức về dịch bệnh lao toàn cầu và nỗ lực loại trừ bệnh lao. Để hưởng ứng sự kiện này, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ đã lập kế hoạch đề nghị các đơn vị trong ngành y tế tuyến quận/huyện, xã/phường tích cực tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, nói chuyện chuyên đề, phối hợp với báo đài, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh lao.

Bệnh lao vẫn là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh. Những nỗ lực toàn cầu để chống lại bệnh lao đã cứu sống khoảng 54 triệu người kể từ năm 2000 và giúp giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống còn 42%. Để thúc đẩy các quốc gia đạt được mục tiêu trong cuộc chiến với bệnh lao - các nguyên thủ đã cùng nhau đưa ra cam kết mạnh mẽ để chấm dứt bệnh lao tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2018.

Ngày 24/3 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ngành chức năng.

“Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao” - nhấn mạnh vào sự cấp bách trong việc hành động, thực hiện các cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu nhằm mở rộng quy mô tiếp cận phòng ngừa và điều trị bệnh lao; Tiếp tục xây dựng trách nhiệm giải trình; Đảm bảo nguồn lực tài chính đầy đủ và bền vững bao gồm cả cho nghiên cứu; Chấm dứt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh; thúc đẩy hành động nhân quyền, lấy người bệnh làm trung tâm.

Ngày Thế giới phòng, chống lao năm nay, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các cấp chính quyền, cộng đồng bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các đối tác trong nước và quốc tế cùng hành động theo biểu ngữ “Tìm kiếm, điều trị cho tất cả bệnh nhân Lao” (Find. Treat. All.          #EndTB) để không ai bị bỏ lại phía sau.

Do đó, nhiều hoạt động truyền thông cũng hướng đến mục tiêu kêu gọi tăng cường cam kết chính trị và đầu tư nguồn lực của các cấp chính quyền cho công tác chống lao; huy động hệ thống y tế công lập, y tế tư, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, người bệnh lao và cộng đồng tham gia công tác chống lao. Hoạt động truyền thông nhân ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 cũng là hoạt động quan trọng giúp nâng cao kiến thức của người dân về bệnh lao và công tác phòng chống lao, giảm mặc cảm, kỳ thị đối với bệnh lao; giúp người dân tiếp cận sử dụng tốt nhất dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, lao/HIV, lao kháng thuốc và lao trẻ em…

Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và  đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí “thảm họa”, tức là phải tiêu tốn >20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Ngày 26 tháng 9 năm 2018 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử đã diễn ra cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về chấm dứt bệnh lao với sự cam kết của các nhà lãnh đạo cấp quốc gia các nước thành viên Liên hiệp quốc. Tại đây, Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Tại TP Cần Thơ, theo thống kê của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố, hàng năm có khoảng trên 1.000 trường hợp mắc lao; riêng năm 2018, TP Cần Thơ có 1.556 ca phát hiện mới và 1.420 trường hợp lao các thể được phát hiện và đưa vào quản lý điều trị .

Chương trình chống lao quốc gia đã mở rộng diện tầm soát quản lý lao kháng thuốc tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đặt mục tiêu giảm 30% tỷ lệ hiện mắc và giảm 40% tỷ lệ tử vong do bệnh lao trong vòng 5 năm từ 2015-2020. Chương trình Phòng chống lao quốc gia đã áp dụng khuyến cáo của WHO trong việc sử dụng các test chẩn đoán mới như Gene Xpert, Hain test trong phát hiện sớm bệnh lao và cắt đứt nguồn lây.

Thách thức lớn nhất của Chương trình chống lao hiện nay là duy trì bền vững tất cả những điều kiện thuận lợi hiện nay, những thành quả đã đạt được cho đến năm 2030. Việt Nam cần có sự tiếp cận chủ động của cộng đồng với các dịch vụ phòng, chống lao để phát hiện sớm trường hợp bị lao, điều trị khỏi tất cả các thể lao, vì vậy mà cắt đứt nguồn lây, chấm dứt bệnh lao.

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về bệnh lao và công tác phòng, chống lao cũng rất quan trọng; hướng đến giảm mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao; Tiếp cận sử dụng tốt nhất dịch vụ phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp; Tăng cường công tác phát hiện bệnh lao, đặc biệt là lao trẻ em, lao kháng thuốc, lao/HIV; Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế trong phát hiện, xây dựng và triển khai các công cụ, can thiệp và chiến lược mới, cũng như trong nghiên cứu về lao và bệnh phổi.

 

Những dấu hiệu điển hình sớm nhận biết bệnh lao

- Ho: Ho là triệu chứng của mọi bệnh phổi cấp và mạn tính. Mọi bệnh nhân ho

trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi

mà đã dùngthuốc kháng sinhkhông giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.

- Khạc ra đờm: Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích

thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do

rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm

nhiễm. Do vậy, nếu sau khi đã dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm

không giảm thì người bệnh có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do

lao phổi. Ho khạc đờm là những dấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan

trọng gợi ý nguyên nhân lao phổi.

- Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi,

thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

- Đau ngực, khó thở: Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao

phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau

ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó

khăn hơn.

- Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người lao phổi. Những

người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy

dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu

trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.

- Sốt: Là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao,

sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều. Những

người có triệu chứng sốt như trên cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho,

khạc đờm, ho ra máu… phải nghĩ tới do lao phổi.


 




Diệp Chi Theo soytecantho.vn

  In bài viết



User Online

Số người online: 79
Số người online Online Now:

tin nổi bật


Tìm kiếm tin tức

Đơn vị trực thuộc


SƠ đồ đường đi