TIN TỨC Y TẾ

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với sự nghiệp chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam
[ Cập nhật vào ngày (14/05/2018) ]

Chiều 11/5 tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức tọa đàm “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với sự nghiệp chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam” và phát động Chương trình nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao qua Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400, nhân kỷ niệm 109 năm ngày sinh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909 – 7/5/2018).


Chiều 11/5 tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức tọa đàm “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với sự nghiệp chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam” và phát động Chương trình nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao qua Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400, nhân kỷ niệm 109 năm ngày sinh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909 – 7/5/2018).

 

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam và cũng là Viện trưởng Viện chống lao đầu tiên. Ông đã xây dựng một nền y tế nhân dân ở miền Bắc, đề xuất năm phương châm nguyên tắc của ngành, đó là phương hướng chiến lược của ngành y tế. Ông là Bộ trưởng đi xuống cơ sở nhiều nhất, từ các xã đồng bằng đến các vùng rẻo cao cho đến tận cổng trời ở Hà Giang. Không những đề cao phong trào vệ sinh phòng bệnh, ông còn hết sức chăm lo việc phát triển các cơ sở chữa bệnh từ Trung ương đến hầu hết các huyện xã, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, trong hoàn cảnh rất khó khăn thiếu thốn của hậu phương lớn lúc bấy giờ. Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam rất to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường… Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có nhiều công trình nghiên cứu y học được đánh giá cao ở trong và ngoài nước, là một trong những chuyên gia có tên tuổi về bệnh lao trên thế giới và có hơn 80 bài nghiên cứu bề bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Từ năm 1957, ông cùng đồng nghiệp phát minh nhiều phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao có hiệu quả cao. Ông là người đầu tiên dùng kích sinh chất filatov tiêm vào huyệt phổi để điều trị lao có kết quả; đề xuất nghiên cứu vắc xin BCG chết thay BCG sống góp phần tích cực trong công tác phòng chống bệnh lao; dùng vi khuẩn Bacllus subtilis sống để điều trị lao và các bệnh về phổi cùng một số bệnh nhiễm khuẩn khác… Ông luôn tâm niệm, đối với bệnh “xã hội”, không thể giải quyết chỉ bằng thành lập các bệnh viện mà chủ yếu phải chữa bệnh nhân ngoài cộng đồng, phải tổ chức phòng bệnh, xây dựng mạng lưới, đào tạo cán bộ, tìm hiểu tình hình mắc bệnh… Đó chính là những kiến giải của ông với Nhà nước để thành lập Viện chống lao năm 1957, mục dicdh vừa làm tốt công tác khám chữa bệnh, vừa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Ông chủ trương cần tích cực đem những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh nước ta. Đây cũng chính là những nội dung chủ yếu của Chương trình chống lao Quốc gia ngày nay…

Tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là tấm gương sáng về cách nhìn, cách nghĩ, cách nghiên cứu khoa học… Hơn 19.000 cán bộ phòng, chống lao trên cả nước không ngừng dọc tập tấm gương đạo đức cũng như tư tưởng vượt thời gian của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Nhân kỷ niệm 109 năm ngày sinh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Phổi Trung ương – Chương trình chống lao Quốc gia phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao. Từ 00h00 ngày 1/5/2018 đến 24h ngày 29/6/2018, chỉ cần soạn tin nhắn: TB gửi 1402, Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao sẽ nhận được 18.000 đồng từ những tấm lòng hảo tâm. Mỗi tin nhắn gửi đi sẽ tạo thêm cơ hội cho người bệnh lao được điều trị khỏi, giảm nguồn lây trong cộng đồng. Năm 2016, cả nước ước tính có 126.000 người mắc lao mới, Chương trình chống lao Quốc gia đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, còn lại gần 30.000 người chưa được phát hiện trong cộng đồng. Số người chết do lao năm 2016 ở Việt Nam do Tổ chức Y tế Thế giới ước tính là 13.000 người, cao hơn nhiều so với con số tử vong do tai nạn giao thông, mặc dù đã giảm so với ước tính năm 2015 là 3.000 người. Số người chết do lao chủ yếu là những người chưa được phát hiện và điều trị theo đúng hướng dẫn của Chương trình chống lao Quốc gia./.




Lê Hảo Theo kcb.vn

  In bài viết



User Online

Số người online: 193
Số người online Online Now:

tin nổi bật


Tìm kiếm tin tức

Đơn vị trực thuộc


SƠ đồ đường đi