Hội nghị - Hội thảo

Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức “Giao ban sơ kết hoạt động Chương trình Chống lao 6 tháng đầu năm 2018 và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2018”
[ Cập nhật vào ngày (14/08/2018) ]

Ngày 10/8/2018, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Chương trình chống lao Quốc gia, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức “Giao ban sơ kết hoạt động Chương trình Chống lao 6 tháng đầu năm 2018 và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2018”.


Đây là hoạt động thường niên để nhằm báo cáo các kết quả đạt được, phân tích các chỉ số hoạt động, những khó khăn, thuận lợi của chương trình 6 tháng đầu năm 2018; đề ra mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động cụ thể 6 tháng cuối năm 2018.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và đông đảo cán bộ phòng, chống lao tại các cơ sở y tế trực thuộc tuyến Trung ương và Hà Nội.

Đây là hoạt động thường niên để nhằm báo cáo các kết quả đạt được, phân tích các chỉ số hoạt động, những khó khăn, thuận lợi của chương trình 6 tháng đầu năm 2018; đề ra mục tiêu, phương hướng, kế hoạch hoạt động cụ thể 6 tháng cuối năm 2018.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và đông đảo cán bộ phòng, chống lao tại các cơ sở y tế trực thuộc tuyến Trung ương và Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống lao Quốc gia

Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị

 

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ phát hiện lao các thể trên toàn quốc đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện đạt 49.422 ca,  giảm 2468 ca, tương ứng với 4,76% so với năm 2017, số bệnh nhân lao mới có bằng chứng vi khuẩn học giảm 940 ca so với cùng kỳ năm 2017, tương ứng với 3,2%. Miền Bắc có tỷ lệ phát hiện lao các thể giảm mạnh nhất là 39,98/100.000 dân , giảm 14,5% so với năm 2017. Miền Trung tỷ lệ phát hiện năm 2018 giảm 9,4% đạt 39,98/100.000 dân. Trong khi đó tại miền Nam, con số này chỉ giảm nhẹ 3,1%, đạt 69,72/100.000 dân. Một số tỉnh không được triển khai hoạt động phát hiện chủ động như những năm trước nên số liệu phát hiện cũng có sự thuyên giảm so với trước đây. Trong 6 tháng đầu năm, có 27/63 tỉnh đạt chỉ tiêu 50% tổng số ca mới và tái phát được phát hiện.

Về điều trị, tỷ lệ điều trị  khỏi bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát đạt 87,7%, thấp hơn tỷ lệ khỏi cùng kỳ năm 2016 (89,3%) , đạt mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra là trên 85% tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu đặt ra của Chương trình Chống lao Quốc gia là trên 90%.  Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2-3 tháng điều trị của bệnh nhân mới cũng được duy trì ở mức cao và ổn định là 89,1%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017 là 88%...

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và đứng thứ 13 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới; sự hợp tác để phát hiện trẻ em giữa chương trình chống lao Quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh, huyện chưa thường xuyên, hiệu quả. Địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực; công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lao trong khi đó, tỷ lệ bệnh lao, đa kháng đa thuốc, HIV trong trại giam cao…

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh: Để tiến tới chấm dứt bệnh lao, đi đầu trong công cuộc này đó chính là những người bệnh. Họ không phải chiến thắng cho bản thân mà là chiến thắng cho cả cộng đồng. Đó là những “chiến sỹ” họ cần phải được tôn vinh. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, mặc dù chương trình phòng chống lao đã có đầy đủ các biện pháp phòng, điều trị bệnh lao nhưng vẫn còn nhiều người tử vong do lao do vậy rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, phải làm sao cho người dân hiểu “Nếu bị lao người bệnh không phải lo lắng gì cả, sẽ có thẻ bảo hiểm y tế, nếu phải chi trả thì Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB sẽ đồng chi trả cho người bệnh trong suốt thời gian điều trị và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn để tất cả mọi người dân đều được phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh lao, không lây lan ra cộng đồng và tiến tới chấm dứt bệnh lao.”

Theo PGS. TS Lê Văn Hợi, BV Phổi TƯ, với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ người mắc lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 dân, Chương trình chống lao Quốc gia hướng tới mục tiêu năm 2020, giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống dưới 10/100.000 dân, duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc trong số bệnh nhân mới dưới mức 5%. Dự kiến đến năm 2019, Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam sẽ phối hợp với WHO đánh giá tình hình dịch tễ và xu hướng bệnh lao tại Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Hòa Bình, Thư ký Chương trình chống lao Quốc gia đã có bài báo cáo Sơ kết hoạt động dự án phòng chống lao 6 tháng đầu năm và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2018; PGS.TS. Lê Văn Hợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương sơ kết giữa kỳ thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030…

Cũng tại Hội nghị các đại biểu đã thảo luận và đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại trong 6 tháng đầu năm để tìm ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống lao 6 tháng cuối năm 2018./.




Nguồn: Ban Biên tập C​ổng T​h​ôn​g ti​​n ​điện​ t​ử ​​​B​​​​ộ​​ Y tế

  In bài viết



User Online

Số người online: 267
Số người online Online Now:

Tìm kiếm tin tức

tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

SƠ đồ đường đi