Cơ cấu tổ chức

 Hình: Sơ đồ cơ cấu bệnh viện

Theo Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2009 của UBND TP Cần Thơ về việc thành lập Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ trực thuộc Sở Y tế và Quyết định 1623/QĐ-SYT ngày 10/7/2013 của Sở Y tế Cần thơ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có chức năng nhiệm vụ như sau:

Điều 1. Vị trí và chức năng:

          Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp y tế-hạng II trực thuộc Sở Y tế, có chức năng khám và điều trị bệnh nhân Lao và Bệnh phổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế thành phố Cần Thơ đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, Cục Quản lý khám chữa, bệnh-Bộ Y tế. 

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Báo cáo Sở Y tế thành phố Cần Thơ

          a. Quy hoạch phát triển bệnh viện; quy hoạch kế hoạch đào tạo dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hóa trong lĩnh vực chuyên khoa về Lao và Bệnh phổi và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển bệnh viện phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của thành phố;

          b. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các khoa, phòng trong đơn vị;

          c. Quy định về tiêu chuẩn chức danh từ trưởng, phó khoa, phòng đến từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị;

         d. Xây dựng phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật phù hợp trên cơ sở phác đồ điều trị và quy trình điều trị chuẩn của Bộ Y tế và các bệnh viện đầu ngành;

         e. Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển, hợp tác, liên kết với các tổ chức, các bệnh viện tuyến trên nhằm nâng cao chất lượng điều trị theo phân tuyến kỹ thuật và tạo nguồn nhân lực cho bệnh viện theo quy định của pháp luật;

          f. Quyết định bổ nhiệm chức vụ, quyết định luân chuyển cán bộ các khoa, phòng phù hợp với nhu cầu cơ cấu của đơn vị và đúng quy định của pháp luật.

2. Thực hiện công tác Cấp cứu-Khám chữa bệnh:

           a. Khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc bệnh lao và bệnh phổi;

           b. Tiếp nhận mọi trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở y tế có liên quan chuyển đến;

          c. Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y được Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu trong chuyên ngành lao và bệnh phổi;

          d. Cấp cứu ngoại viện khi có nhu cầu;

          e. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. 

3. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ y tế:

          a. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là cơ sở thực hành cho công tác giảng dạy chuyên khoa.

          b. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa Lao và Bệnh phổi ở các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

4. Thực hiện công tác Nghiên cứu khoa học:

         a. Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở, nghiên cứu các chương trình về chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu cải tiến phương pháp điều trị thuộc lĩnh vực chuyên khoa lao và bệnh phổi;

          b. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại cộng đồng;

         c. Tổ chức và duy trì thường xuyên công tác nghiên cứu khao học và ứng dụng có hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận trong công tác chăm sóc và điều trị người bệnh. Sinh hoạt khoa học và tổ chức hội nghị khoa học chuyên đề thường kỳ, có sơ kết đánh giá phân loại đề tài;

          d. Kết hợp với các viện, bệnh viện tuyến trên, tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề, từng bước triển khai ứng dụng và phát triển các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.

5. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật:

          a. Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lao và Bệnh phổi cho nhân dân trên địa bàn thành phố, trình Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

          b. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống lao và bệnh phổi của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập; thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ; chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện chương trình chống Lao và Bệnh phổi tại cộng đồng;

         c. Thực hiện đề án 1816 trong tiếp nhận cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cho bệnh viện, cử cán bộ của Bệnh viện về hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

6. Thực hiện công tác Phòng bệnh:

          a. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe về chuyên ngành lao và bệnh phổi tại bệnh viện và cộng đồng;

         b. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe xây dựng kế hoạch, nội dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

7. Thực hiện công tác Hợp tác quốc tế:

          a. Tham gia các chương trình hợp tác trong lĩnh vực lao và bệnh phổi với các tổ chức y tế trong nước, tổ chức cá nhân ở nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.

          b. Hợp tác các chương trình dự án trong nước và ngoài nước phục vụ công tác khám, chữa bệnh nhân tại cộng đồng, phục vụ miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

8. Thực hiện công tác Quản lý kinh tế y tế:

          a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính. Từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số:43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư  số:71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính.

          b. Quản lý tài sản, trang thiết bị và xây dựng cơ bản:

          - Hàng năm bệnh viện dành kinh phí chi tiêu thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định trang thiết bị y tế, cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất của bệnh viện;

          - Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản đều phải sử dụng theo đúng quy định hiện hành về chế độ Quản lý tài chính.

9. Thực hiện công tác khác:

          a. Thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Sở Y tế và Đảng Ủy khối dân chính Đảng, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, các ban ngành, đoàn thể.

          b. Các nhiệm vụ, chức năng khác do Giám đốc Sở Y tế, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức-Biên chế:

1. Lãnh đạo bệnh viện:  có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

         a. Giám đốc Bệnh viện là người đứng Bệnh viện; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Bệnh viện;

         b. Phó Giám đốc Bệnh viện là người giúp Giám đốc Bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Bệnh viện vắng mặt Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện được Giám đốc Ủy nhiệm điều hành các hoạt động của đơn vị;

         c. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc bệnh viện do Giám đốc Sở Y tế quyết định theo phân cấp quản lý và pháp luật quy định.

2. Cơ cấu tổ chức:

          a. Bệnh viện có 04 phòng chức năng và 08 khoa Chuyên môn như sau:

          Các phòng Chức năng, gồm:

                    1. Phòng Kế hoạch tổng hợp;

                    2. Phòng  Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị;

                    3. Phòng Tài chính kế toán;

                    4. Phòng Điều dưỡng;

          Các khoa Chuyên môn, gồm:

                    1. Khoa khám bệnh – cấp cứu;

                    2. Khoa Hồi sức tích cực - chống độc & điều trị

                    3. Khoa Lao;

                    4. Khoa MDR;

                    5. Khoa Tạp bệnh phổi;

                    6. Khoa Dược;

                    7. Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh;

                    8. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Vật lý trị liệu;

            9. Khoa Tạp bệnh phổi 2;

          b. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các phòng, khoa trực thuộc bệnh viện thực hiện theo đúng qui định tại Quyết định số:1895/1997/QĐ-BYT  ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế;

          c. Các khoa, phòng khác trong bệnh  viện được thành lập khi có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Biên chế và giường bệnh:

          a. Biên chế của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là biên chế sự nghiệp, được Sở Y tế phân bổ hàng năm trong tổng số biên chế của Sở.

          - Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch biên chế phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt hàng năm;

          - Giám đốc bệnh viện thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo các quy định của pháp luật; đồng thời việc bố trí vị trí việc làm của cán bộ, viên chức trong đơn vị phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch viên chức nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành.

          - Biên chế được giao năm 2014: 75 người (không kể nhân sự hợp đồng theo NĐ 68 NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính Phủ).

           +Tổng số cán bộ viên chức hiện có: 80 người trong đó:

          Biên chế: 75 người                             

                                  Hợp đồng: 06 người  (hợp đồng theo NĐ 68 là 3, hợp đồng vụ việc là 3)          

 Được phân bổ như sau:

           b. Quy mô giường bệnh của bệnh viện được điều chỉnh theo nhu cầu thực tế và được Sở Y tế giao hàng năm.

Điều 4. Kính phí hoạt động:

          1. Từ nguồn ngân sách sự nghiệp y tế;

          2. Từ nguồn viện phí, bảo hiểm y tế;

          3. Từ nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia;

          4. Từ nguồn tài trợ quốc tế.

Điều 5. Mối quan hệ công tác:

          1. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Sở Y tế thành phố Cần Thơ ;

          2. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế, bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

          3. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Bệnh viện ;

          4. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực lao và bệnh phổi tại công đồng đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế (các đơn vị y tế tuyến thành phố, quận, huyện) và Trạm y tế xã.

          Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi ban hành Quy chế làm việc của đơn vị phù hợp với Quy chế làm việc Sở Y tế và các quy định hiện hành.

User Online

Số người online: 357
Số người online Online Now:
01: Quản trị

Tìm kiếm tin tức

tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

SƠ đồ đường đi