giới thiệu bệnh viện

1. Thông tin chung

Trạm Chống Lao Hậu giang được thành lập năm 1977. Đến 1994 Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sát nhập Trạm Chống Lao Cần Thơ và Khoa Lao BVĐK Cần Thơ. Năm 2004 được đổi tên thành Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ.

Năm 2011 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ  được công nhận là bệnh viện hạng II. thực hiện hai chức năng:

- Khám và điều trị nội ngoại trú lao và bệnh phổi cho bệnh nhân tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lận cận;

- Quản lý điều trị ngoại trú, giám sát hoạt động chương trình Chương trình chống lao quốc gia. Hiện nay, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao kháng đa cho 09  tỉnh Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2016 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ di dời về cơ sở mới tọa lạc tại KV Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn với diện tích khu đất 29.659 m2. Có các mặt tiếp giáp thuận tiện giao thông :

2. Chức năng,  nhiệm vụ

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ là Bệnh viện hạng II chuyên khoa lao và bệnh phổi thực hiện hai chức năng : Khám và điều trị nội trú lao và bệnh phổi cho bệnh nhân tại TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận; Quản lý điều trị ngoại trú, giám sát hoạt động  CTMT QG (CTCL, CT hen phế quản và  COPD).

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình y tế Quốc gia về thanh toán bệnh lao và bệnh phổi như :

Chương trình chống lao Quốc gia.

Chương trình  hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

+ Tuyến chẩn đoán và điều trị chuyên khoa các trường hợp lao và bệnh phổi

+ Là nơi tiếp nhận và điều trị cúm như: Cúm A H5N1, cúm A H1N1; và hiện nay đang là đại dịch COVID-19: Theo sự phân công của Sở Y tế, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có khả năng tiếp nhận 150 giường để điều trị COVID-19 như sau (đến tháng 9/2023):

- Tầng II: 100 giường

- Tầng III: 50 giường ;

+ Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ chuyên khoa cho tuyến huyện và tuyên truyền giáo dục sức khỏe phổ cập cho nhân dân và cũng là cơ sở thực tập cho sinh viên Trường Đại học Y-Dược Cần Thơ, trường Cao đẳng Y tế  Cần Thơ, Trường Đại học Võ Trường Toản.

+ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực lao và bệnh phổi.

1. Báo cáo Sở Y tế thành phố Cần Thơ

            a. Quy hoạch phát triển bệnh viện; quy hoạch kế hoạch đào tạo dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hóa trong lĩnh vực chuyên khoa về Lao và Bệnh phổi và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển bệnh viện phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của thành phố;

            b. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các khoa, phòng trong đơn vị;

            c. Quy định về tiêu chuẩn chức danh từ trưởng, phó khoa, phòng đến từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị;

            d. Xây dựng phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật phù hợp trên cơ sở phác đồ điều trị và quy trình điều trị chuẩn của Bộ Y tế và các bệnh viện đầu ngành;

            e. Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển, hợp tác, liên kết với các tổ chức, các bệnh viện tuyến trên nhằm nâng cao chất lượng điều trị theo phân tuyến kỹ thuật và tạo nguồn nhân lực cho bệnh viện theo quy định của pháp luật;

            f. Quyết định bổ nhiệm chức vụ, quyết định luân chuyển cán bộ các khoa, phòng phù hợp với nhu cầu cơ cấu của đơn vị và đúng quy định của pháp luật.

 2. Thực hiện công tác Cấp cứu - Khám chữa bệnh:

            a. Khám, điều trị nội trú và ngoại trú cho những người mắc bệnh lao và bệnh phổi;

            b. Tiếp nhận mọi trường hợp cấp cứu, bệnh nặng, bệnh phức tạp do người bệnh tự đến hoặc do các cơ sở y tế có liên quan chuyển đến;

            c. Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định pháp y được Hội đồng Giám định Y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu trong chuyên ngành lao và bệnh phổi;

            d. Cấp cứu ngoại viện khi có nhu cầu;

            e. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

3. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ y tế:

            a. Bệnh viện Phổi là cơ sở thực hành cho công tác giảng dạy chuyên khoa.

            b. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa lao và bệnh phổi ở các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

4. Thực hiện công tác Nghiên cứu khoa học:

            a. Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở, nghiên cứu các chương trình về chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu cải tiến phương pháp điều trị thuộc lĩnh vực chuyên khoa lao và bệnh phổi;

            b. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác phòng chống lao và bệnh phổi tại cộng đồng;

            c. Tổ chức và duy trì thường xuyên công tác nghiên cứu khao học và ứng dụng có hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận trong công tác chăm sóc và điều trị người bệnh. Sinh hoạt khoa học và tổ chức hội nghị khoa học chuyên đề thường kỳ, có sơ kết đánh giá phân loại đề tài;

            d. Kết hợp với các viện, bệnh viện tuyến trên, tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề, từng bước triển khai ứng dụng và phát triển các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.

5. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật:

            a. Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống lao và bệnh phổi cho nhân dân trên địa bàn thành phố, trình Giám đốc Sở Y tế và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

            b. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng chống lao và bệnh phổi của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập; thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kỳ; chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện chương trình chống lao và bệnh phổi tại cộng đồng;

            c. Thực hiện đề án 1816 trong tiếp nhận cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cho bệnh viện, cử cán bộ của Bệnh viện về hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

6. Thực hiện công tác Phòng bệnh:

            a. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe về chuyên ngành lao và bệnh phổi tại bệnh viện và cộng đồng;

            b. Phối hợp với Trung tâm CDC ( Khoa Truyền thông và Giáo dục sức khỏe) xây dựng kế hoạch, nội dung để tham gia với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

7. Thực hiện công tác Hợp tác quốc tế:

            a. Tham gia các chương trình hợp tác trong lĩnh vực lao và bệnh phổi với các tổ chức y tế trong nước, tổ chức cá nhân ở nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.

            b. Hợp tác các chương trình dự án trong nước và ngoài nước phục vụ công tác khám, chữa bệnh nhân tại cộng đồng, phục vụ miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

8. Thực hiện công tác Quản lý kinh tế y tế:

            a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính. Từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ  Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

            b. Quản lý tài sản, trang thiết bị và xây dựng cơ bản:

            - Hàng năm bệnh viện dành kinh phí chi tiêu thường xuyên để bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định trang thiết bị y tế, cải tạo, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất của bệnh viện;

            - Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản đều phải sử dụng theo đúng quy định hiện hành về chế độ Quản lý tài chính.

9. Thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

a. Đơn vị xử lý: Bệnh viện lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ là đơn vị xử lý (theo Quuyết định số 2513/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND thành phố Cần Thơ.

b. Năng lực xử lý: với công suất  140kg/giờ x 16 giờ/ngày = 2.240 kg/ngày; Dự án với công nghệ không đốt (hấp nhiệt ướt) kết hợp nghiền cắt nên chỉ được phép xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

c. Phạm vi xử lý: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế lây nhiễm cho 14 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế trên địa bàn thành phố cần Thơ

10. Là nơi tiếp nhận và điều trị cúm như: Cúm A H5N1, cúm A H1N1; và hiện nay đang là đại dịch COVID-19.

11. Thực hiện công tác khác:

            a. Thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Sở Y tế và Đảng Ủy khối dân chính Đảng, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, các ban ngành, đoàn thể.

            b. Các nhiệm vụ, chức năng khác do Giám đốc Sở Y tế, các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế giao.

Tìm kiếm tin tức

tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc


SƠ đồ đường đi